Làm Thế Nào Để Phát Triển Sự Nghiệp Thiết Kế Nội Thất Của Bạn
Bạn đã và đang làm việc trong ngành thiết kế nội thất, bạn đang là sinh viên ngành này chắc hẳn sẽ có những dự định và kế hoạch để phát triện sự nghiệp của bản thân bạn. Vậy làm thế nào để con đường công việc của bạn thuận lợi, gặt hái được nhiều thành công và có chỗ đứng vững chắc trong nghề? Hãy điểm qua một số gợi ý dưới đây để lập kế hoạch phát triển sự nghiệp thiết kế nội thất cho chính mình.
-
Tạo sự khác biệt cho bản thân
Công việc thiết kế nội thất đòi hỏi nhà thiết kế phải luôn luôn sáng tạo nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Mỗi nhà thiết kế đều có những màu sắc riêng, style riêng cho mình. Bất cứ designer nào trong sự nghiệp thiết kế của mình luôn đặt ra một câu hỏi đó là “Nên đi theo trào lưu thiết kế hay tạo ra xu hướng riêng của chính mình?”. Điều này xảy ra bởi vì khi thiết kế, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn phải cân nhắc. Bạn cứ dựa theo những xu hướng thiết kế đang thịnh hành hay dùng tư duy thẩm mỹ, sự sáng tạo của bản thân để tạo ra tác phẩm riêng.
Để phát triển sự nghiệp thiết kế nội thất, quan trọng chính là bạn phải tạo được sự khác biệt cho bản thân để mọi người có thể nhận ra bạn trong hàng nghìn nhà thiết kế hiện nay. Đây là cách để bạn tạo dựng thương hiệu cho chính mình. Với những tác phẩm được tạo ra bởi chính bạn đó sẽ là những sản phẩm độc đáo, mang sự đột phá và thể hiện được cá tính cùa mình, và nó cũng không dễ dàng bị bắt chước mà nổi bật lên giữa những thiết kế na ná nhau.
-
Luôn luôn bổ sung kiến thức còn thiếu và kiến thức mới
Hãy tự hỏi chính bản thân mình “Tôi đang thiếu cái gì?”. Hiển nhiên rằng một khi đã trở thành nhà thiết kế nội thất, bạn bắt buộc phải được đào tạo bài bản và có đầy đủ kiến thức cho công việc này. Tuy nhiên, thiết kế nội thất là ngành tổng hợp các kiến thức thẩm mỹ, kỹ thuật, kinh doanh, giao tiếp, … nên việc bổ sung kiến thức là điều bắt buộc. Ngoài ra, ngành nghệ thuật ứng dụng này liên tục thay đổi theo xu hướng và phát triển theo đời sống xã hợi, điều này có nghĩa là bạn phải liên tục bổ sung kiến thức và không bao giờ ngừng học những điều mới.
Cách tốt nhất để bổ sung và cải thiện những kỹ năng kiến thức còn thiếu là tham gia vào các khóa học ngắn hạn ở những trung tâm dạy nghề tốt. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ như thế thì có thể tham khảo thêm tại đây: Chương Trình Học Thiết Kế Nội Thất Ngắn Hạn Tốt Nhất Ở Hà Nội
-
Khắc phục, cải thiện những điểm yếu của mình
Không phải nhà thiết kế nào cũng tạo ra được những tác phẩm hoàn hảo. Dù bạn đã làm thiết kế nội thất hay bạn chỉ mới bắt đầu công việc này. Bạn phải luôn nhìn nhận được những điểm yếu của mình là gì, hay những bản thiết kế của bạn có những sai sót nào cần chỉnh sửa. Điều này dễ dàng nhận ra bởi chính bạn hoặc những người xung quanh cùng làm việc với bạn. Nếu điểm yếu của bạn là việc phối màu cho không gian, hay việc sắp xếp bố cục chưa hợp lý. Hãy thực hành thật nhiều và tìm cách khắc phục, cải thiện những điểm yếu đó. Từ những sản phẩm mà bạn đã thiết kế, hãy làm mới bằng cách chỉnh sửa những điểm chưa tốt và giúp nó hoàn thiện, trở thành một tác phẩm hoàn hảo.
Nếu bạn nhận ra được điểm yếu của mình, nhưng lại thường xuyên mắc phải, lặp đi lặp lại và không có sự cải thiện thì rất khó để bạn phát triển sự nghiệp thiết kế của mình.
-
Tạo dựng mối quan hệ trong công việc và khách hàng
Phát triển kỹ năng mềm và sự tự tin là vô cùng cần thiết, cho bất cứ ngành nghề nào để phát triển sự nghiệp của mình. Và thiết kế nội thất cũng không khác biệt với những ngành công nghiệp hiện đại khác trong việc phụ thuộc vào những mối quan hệ cá nhân và khả năng ngoại giao tốt.
Mối quan hệ trong công việc rất quan trọng, nó giúp bạn thuận lợi hơn nếu những cộng sự làm việc cùng bạn hiểu được những gì bạn cần truyền đạt. Hay khi bạn cần hỗ trợ hoặc thắc mắc, khi đã có sẵn các mối quan hệ với thế giới designer, bạn dễ dàng nhận được sự chia sẻ, giải đáp từ họ. Việc làm thế nào để bắt đầu tạo dựng mối quan hệ có vẻ không dễ dàng, nhưng các hội nhóm hay các trang phương tiện truyền thông xã hội là nơi tốt để bạn làm quen và kết bạn với người trong nghề.
Bên cạnh đó, mối quan hệ với khách hàng cũ, khách hàng mới cũng rất quan trọng. Khách hàng cũ sẽ tạo ra nhiều nguồn khách hàng tiềm năng khác cho chính bạn.