Bí Quyết Viết Cv Xin Việc Ngành Thiết Kế Nội Thất Chuyên Nghiệp

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc ngành thiết kế nội thất thì việc chuẩn bị một CV nổi bật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu giúp bạn ứng tuyển thành công ngành nghề này. Để xây dựng một bản CV xin việc cũng giống như bạn đang thiết kế một ngôi nhà. Từ kỹ năng, trình độ học vấn cho đến kinh nghiệm thực tế, tất cả cần Bí Quyết Viết Cv Xin Việc Ngành Thiết Kế Nội Thất Chuyên Nghiệp để thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính. 

Bí Quyết Viết Cv Xin Việc Ngành Thiết Kế Nội Thất Chuyên Nghiệp

  1. Sắp xếp bố cục trong CV như thế nào?

Việc sắp xếp bố cục CV nội thất hợp lý là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong tạo nên một hình thức đẹp cho CV của chính mình.  Thông thường, trong một bản CV cơ bản, sau mục thông tin cá nhân của ứng viên sẽ đến phần Mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên đó không hẳn là một cách sắp xếp hay đối với CV thiết kế nội thất. Bạn nên đưa phần Trình độ học vấn vào phần thứ 2 thay vì Mục tiêu nghề nghiệp bởi điều này sẽ giúp CV của bạn mang lại hiệu quả tốt hơn.  

Để có thể làm công việc thiết kế nội thất bắt buộc bạn cần phải có được nền tảng đào tạo chuyên nghiệp. Một tấm bằng cử nhân hay một chứng chỉ xác nhận bạn hoàn toàn có đầy đủ khả năng thiết kế nội thất sẽ là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng muốn nhận được khi đọc CV của bạn. Do đó thay vì đưa ra một loạt những thành tích của bản thân hãy làm hài lòng nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng cách khẳng định bản thân đã được đào tạo chuyên nghiệp với nghề nội thất.

cv xin việc ngành thiết kế nội thất

Mẹo nhỏ: Sơ yếu lý lịch của bạn, để có hiệu quả, cần phải nhất quán, ngắn gọn, rõ ràng và dễ đọc. Tránh các phông chữ nhỏ, các khối văn bản dày đặc, ngôn ngữ mơ hồ hoặc biệt ngữ quá mức và định dạng không nhất quán.

  1. Cần làm nổi bật Kinh nghiệm làm việc của bản thân

Cho dù bạn là người có tố chất hay năng khiếu về ngành này nhưng điều đó là chưa đủ. Nghề thiết kế nội thất nếu không được rèn giũa từ môi trường thực tiễn, làm các công trình thực tế thì năng khiếu của bạn sẽ chẳng thể bứt phá để vươn đến tầm cao mới trong nghề. Đúng với chân lý “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”, nhà tuyển dụng chỉ có thể đánh giá khả năng thiết kế của bạn chuyên nghiệp hay không thông qua những kinh nghiệm bạn đã trải qua. Việc bạn đã từng thiết kế cho một số công trình hoặc đã từng đảm nhiệm công việc thiết kế 3D sẽ giúp bạn thuận lợi ghi điểm với các nhà tuyển dụng.

Nếu bạn là người giàu sức tưởng tượng, luôn có nhiều những ý tưởng sáng tạo nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm thực tế thì tiềm năng to lớn đó cũng chẳng thể giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng. Kinh nghiệm là yếu tố đặc biệt quan trọng mà các nhà tuyển dụng về thiết kế nội thất đặt ra cho người xin việc. Do đó đừng ngần ngại liệt kê ra những công trình bạn đã từng đảm nhiệm liên quan đến thiết kế nội thất. Dù bạn mới chỉ thực hiện những công việc thiết kế hay công trình có quy mô nhỏ nhưng nếu góp nhặt lại nó sẽ là mình chứng những sản phẩm của bạn đã đi vào thực tiễn.

AWE cung cấp các khóa học thiết kế nội thất ngắn hạn, dài hạn với phương pháp kết hợp Thực Hành Chuyên Sâu + Làm Việc Thực Tế. Các bạn sẽ có thêm nhiều sản phẩm để chèn vào CV ngay cả khi bạn đang học tại AWE

Có thể bạn quan tâm: Học Thiết Kế Nội Thất 3D

  1. Đừng bỏ qua những kỹ năng đã đạt được

viết cv xin việc ngành thiết kế nội thất

Sau trình độ học vấn, kinh nghiệm việc làm, bạn sẽ trình bày phần kỹ năng của bản thân làm sao để làm nổi bật được những gì mà bạn đã trau dồi cho bản thân trong quá trình làm việc. Những kỹ năng cần thiết mà người thiết kế nội thất phải có chính là:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng quản lý công việc
  • Kỹ năng lắng nghe

Đừng liệt kê quá nhiều kỹ năng vào một bản CV thiết kế nội thất, bởi nó sẽ dài dòng và lan man. Quan trọng là bạn phải đưa những kỹ năng liên quan cho công việc thiết kế mà bạn đang ứng tuyển, điều này sẽ giúp CV của bạn trở nên ấn tượng hơn.

Tham khảo thêm những kỹ năng khác mà bạn có thể viết trong CV xin việc của bạn tại đây:

Các phần phía cuối CV là các phần Mục tiêu nghề nghiệp và những thành tích, giải thưởng bạn đạt được (nếu có). Tất cả đều phải xuất hiện đầy đủ trong CV thiết kế nội thất nhưng có nhấn, có điểm. Như vậy mới có thể tạo ra cho CV của bạn một sự cân đối, những yếu tố được cho là quan trọng sẽ chiếm phần không gian nhiều hơn, những phần còn lại sẽ khiêm tốn hơn phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của nhà tuyển dụng về ứng viên.

Là một nhà thiết kế nội thất, bạn biết tầm quan trọng của ấn tượng đầu tiên. Khi nói đến sơ yếu lý lịch của bạn, nó càng bắt mắt, bạn càng có cơ hội thu hút được sự chú ý của người quản lý tuyển dụng. CV xin việc ngành thiết kế nội thất là cơ hội để bạn bán bản thân, vì vậy nó cần phải nổi bật giữa đám đông. Bạn cần có một cấu trúc CV mạnh mẽ không chỉ đẹp mắt mà còn làm nổi bật các kỹ năng có thể tiếp thị của bạn. Sử dụng hướng dẫn trong bài viết này để giúp bạn tạo một CV nổi bật giúp bạn tiến gần hơn đến vị trí mới. Chúc may mắn với công việc tìm kiếm của bạn.

 

Tham khảo thêm: